Trang nhất » Elearning » Elearning » Bài giảng E-learning » Lớp 6 » Công nghệ

Xem trực tuyến

Bài 1: Những hình vẽ trong hang động (Tiết 1)

  •   Xem: 1641
  •   Tải về: 0
  •   Thảo luận: 0
Phòng GD - ĐT Hà Đông - Hà Nội
         Trường: THCS Nguyễn Trãi

MÔN: MĨ THUẬT 6
 
Họ tên giáo viên: Trần Tuấn Anh
Trình độ chuyên môn: Đại học
Trình độ tin học: B
Địa chỉ: Trường THCS Nguyễn Trãi - Hà Đông- Hà Nội
Điện thoại: 0838011923
CHỦ ĐỀ: NGHỆ THUẬT TIỀN SỬ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
BÀI 1: NHỮNG HÌNH VẼ TRONG HANG ĐỘNG (TIẾT 1)
 
PHẦN THUYẾT MINH.
1. Lý do chọn phần mềm
Trong xu thế phát triển chung của toàn xã hội, công nghệ thông tin là một nhu cầu không thể thiếu trong mọi lĩnh vực. Đặc biệt là áp dụng công nghệ thông tin vào trong  ngành giáo dục rất là cần thiết. Đó là nhu cầu học tập, tiếp cận với công nghệ thông tin ngày càng phát triển để các em học sinh tiếp thu được những kiến thức mới, những khoa học mới và trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Ngoài hình thức giáo dục trực tiếp trên lớp học, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp..v..v. Hiện nay, học trực tuyến đang là một hình thức mới, được nhiều người hưởng ứng và áp dụng bởi tính chủ động về mặt thời gian và phong phú hình thức học tập, học sinh tự học, chủ động nghiên cứu để nắm tốt được nội kiến thức của bài.
Đáp ứng nhu cầu cần thiết cho việc học tập của các em học sinh trong giai đoạn này, Bộ GD&ĐT đã  khuyến khích mọi giáo viên ở các cấp học mở rộng hình thức dạy – học cho học sinh bằng khả năng đào tạo áp dụng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đặc biệt là áp dụng những tính năng vượt trội của một số phần mềm vào việc thiết kế bài giảng điện tử E - Learning.
Với thời đại công nghệ thông tin bùng nổ thì hiện nay có rất nhiều các  phần mềm được ứng dụng, sử dụng để thiết kế bài giảng điện tử như Lecture maker, Adobe captivate, Adobe presenter, Ispring...v..v. Mỗi phần mềm đều có  những ưu điểm và thế mạnh vượt trội của nó. Quan trọng là đáp ứng chuẩn quốc tế về E-Learning là SCORM, AICC….
Qua nghiên cứu, thực hành, sử dụng một số phần mềm để làm giáo án, áp dụng trong giảng dạy. Tôi  thấy phần mềm Adobe presenter có ưu điểm tốt và dễ sử dụng nên tôi quyết định chọn phần mềm Adobe presenter để thiết kế bài giảng của mình.  Tôi muốn tận dụng, kết hợp khả năng thiết kế bài giảng một cách mềm dẻo của Powerpoint.  Adobe presenter giúp chuyển đổi các bài trình chiếu Powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), có câu hỏi tương tác (quizze) và khảo sát (surveys), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình (animation), và tạo mô phỏng (simulation) . Adobe Presenter đó biến Powerpoint thành cụng cụ soạn bài giảng E-Learning, có thể tạo bài giảng để học sinh tự học, tự suy nghĩ có thể ghi lại lời giảng, bài giải hình ảnh bạn giảng bài, chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt động ghi lại từ bất cứ phần mềm nào khác qua flash, có thể đưa bài giảng, lời giảng trực tuyến. Bài giảng điện tử E-Learning được đưa trực tiếp vào hệ thống Moodle (mã nguồn mở) quản lý tài nguyên và quản lý học tập. Phần mềm này như là một add-in tích hợp với MS PowerPoint, một ứng dụng được hầu hết các giáo viên nắm bắt và sử dụng trong các tiết dạy có ứng dụng CNTT.
2. Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử:
- Giúp người học hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn. Biết cách vận dụng kiến thức để giải các bài tập. 
- Đề cao tính chủ động tự học nhờ bài giảng điện tử đáp ứng tính cá thể trong học tập.
- Giúp người học có thể tự học ở mọi nơi, mọi lúc.
2.1. Trình bày bài giảng:
- Màu sắc: lựa chọn màu sắc phù hợp.
- Chữ: to, rõ.
- Mỗi slide đều có nội dung chủ đề.
- Nội dung bài giảng theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học.
2.2. Kĩ năng Multimedia:
- Có âm thanh: Bài hát, nhạc không lời và lời giảng bài của giáo viên.
- Có câu hỏi tương tác cho học sinh
- Có hình ảnh, clips minh họa nội dung kiến thức bài học.
- Công nghệ: Chuẩn SCORM, AICC, có thể online hay offline… (Giải quyết vấn đề mọi lúc, mọi nơi).
- Phần mềm hỗ trợ tạo video cho bài giảng: Fomat Factory, Proshow Producer, Image Grab…
2.3. Nội dung các câu hỏi của GV:
Các câu hỏi giáo viên đưa ra trong bài giảng mang tính gợi mở, hướng dẫn, củng cố nội dung bài học. Các câu hỏi được xây dựng nhằm kích thích tính động não của người học, thực hiện phương châm lấy người học làm trung tâm, chú trọng tính chủ động, sáng tạo phát huy năng lực người học.

          I.  MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua tiết học này giúp học sinh:
- Nêu được cách mô phỏng hình vẽ theo mẫu
- Mô phỏng được hình vẽ của người tiền sử theo cảm nhận
- Cảm nhận được vẻ đẹp và giá trị của mĩ thuật thời Tiền sử .
- Có ý thức trân trọng, bảo tồn, phát triển di văn hóa nghệ thuật của người xưa.
II. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
 
Hoạt động của giáo viên Nội dung
Slide 1: Trang bìa
- Giới thiệu thông tin về giáo viên kết hợp với âm thanh nhạc không lời

Slide 2: Video giới thiệu
- Giới thiệu thông tin về giáo viên và  tên bài giảng.

Slide 3:Video giới thiệu vào bài.
Slide 4: Tên bài học
 
Slide 5: Yêu cầu cần đạt
Slide 6: Yêu cầu tham gia tiết học
Slide 7: Cấu trúc bài học
Slide 8 : Câu hỏi vào phần 1. Khám phá
Slide 9. Bài tập trắc nghiệm
Từ slide 10 đến slide 19: Nội dung khám phá hình vẽ thời Tiền sử.
 
Slide 20: Bài tập trắc nghiệm
Slide 21: Bài tập trắc nghiệm
Slide 22: Bài tập trắc nghiệm
Slide 23: Bài tập trắc nghiệm
Slide 24: 2. Cách vẽ mô phỏng hình theo mẫu
Slide 25: Bài tập trắc nghiệm
Slide 26: Các bước vẽ
Slide 27: Video hướng dẫn các bước vẽ
Slide 28: 3. Mô phỏng hình vẽ thời Tiền sử
Slide 29: 3. Bài vẽ tham khảo
Slide 30: Video kết bài
Slide 31: Tài liệu tham khảo
       
III. PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG CNTT CHO VIỆC DẠY.
          Đối với bài giảng Elearning Mĩ thuật 6 - Chủ đề: Nghệ thuật Tiền sử thế giới và Việt Nam – Bài 1: Những hình vẽ trong hang động, việc ứng dụng CNTT vào bài giảng giúp học sinh hứng thú và yêu môn học hơn bởi các em được nghe âm thanh, xem các video, hình ảnh liên quan đến hướng dẫn cách vẽ. Qua những video âm thanh, hình ảnh của những Slides trình chiếu các em dễ dàng nắm bắt nội dung kiến thức về cách mô phỏng họa tiết bằng kĩ thuật in.
          Việc xây dựng bài giảng Elearning Nghệ thuật Tiền sử thế giới và Việt Nam – Bài 1: Những hình vẽ trong hang động còn giúp giáo viên dễ dàng truyền đạt kiến thức, kiểm tra được kết quả đạt được của học sinh qua các bài tập trắc nghiệm.
          Như vậy, việc xây dựng bài giảng Elearning Mĩ thuật 6 - Chủ đề: Nghệ thuật Tiền sử thế giới và Việt Nam – Bài 1: Những hình vẽ trong hang động vừa giúp học sinh hứng thú, tích cực tham gia nghiên cứu, học tập vừa giúp giáo viên có thể tổ chức lớp học tại nhà cho học sinh mà không phải chuẩn bị cồng kềnh nhiều phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học. Giờ học đạt hiệu quả cao.

XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

Ngày 28 tháng 11 năm 2021
    Người soạn

             Trần Tuấn Anh
 


 










 
Thông tin bài học
Qua tiết học này giúp học sinh:
- Nêu được cách mô phỏng hình vẽ theo mẫu
- Mô phỏng được hình vẽ của người tiền sử theo cảm nhận
- Cảm nhận được vẻ đẹp và giá trị của mĩ thuật thời Tiền sử .
- Có ý thức trân trọng, bảo tồn, phát triển di văn hóa nghệ thuật của người xưa.
Bài 1: Những hình vẽ trong hang động (Tiết 1)
Thuộc chủ đề:
Bài giảng E-learning
Lớp:
Lớp 6
Môn học:
Công nghệ
Số bài giảng:
1
Xem:
1.641
Tải về:
1
Thảo luận:
0
Từ files-thcsnguyentrai.pgdhadong.edu.vn:
Thông tin tác giả
Họ và tên:
Trần Tuấn Anh (tuananhmt2@gmail.com)
Đơn vị công tác:
Trường THCS Nguyễn Trãi
Địa chỉ:
Số 2 Nguyễn Thị Minh Khai
Điện thoại:
0838011923
Di động:
0838011923
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về bài giảng này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá bài giảng

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

26102023

Tiêu chí trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.

Thời gian đăng: 14/06/2024

2555

THỐNG NHẤT CÁC KHOẢN THU KHÁC NĂM HỌC 2022-2023

Thời gian đăng: 05/11/2022

4942

QUYẾT ĐỊNH BỔ SUNG DỰ TOÁN CHI NSNN NĂM 2022

Thời gian đăng: 05/11/2022

4866

QUYẾT ĐỊNH BỔ SUNG DỰ TOÁN NSNN NĂM 2022

Thời gian đăng: 05/11/2022

TT36

THÔNG BÁO CÔNG KHAI CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CỦA CƠ SỞ GDPT NĂM HỌC 2022-2023

Thời gian đăng: 03/11/2022

TT36

THÔNG BÁO CÔNG KHAI THÔNG TIN CHẤT LƯỢNG GDPT NĂM HỌC 2021-2022

Thời gian đăng: 03/11/2022

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập7
  • Hôm nay1,085
  • Tháng hiện tại12,748
  • Tổng lượt truy cập5,841,928

bộ giáo dục đào tạo

317logo sgd 0376

quan uy ha dong

flash violet

violympiclogo

ts

Danh mục

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây